Phạm Duy

"Nghe Chuyện Tình Quanh Năm"

Lê Hữu
2004

con đường thảnh thơi nằm
nghe chuyện tình quanh năm
Phạm Duy

Phạm Duy"Ông yêu thích chủ đề nào hơn hết trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của ông, bao gồm những dân ca, tình ca, tâm ca, đạo ca, rong ca, kháng chiến ca, quê hương ca... vân vân?" người dẫn chương trình văn nghệ "Phạm Duy, Người Tình" đặt câu hỏi. "Tình ca". Câu trả lời thẳng thắn, dứt khoát, không chút lưỡng lự. Nói thẳng, nói rõ, không ngại ngùng, không quanh co, đó là tính cách, là con người Phạm Duy.

Câu hỏi ấy tôi nghĩ, nếu không phải đặt ra cho Phạm Duy mà cho đối tượng đông đảo người yêu nhạc của ông, chắc cũng sẽ nhận được ở không ít người, câu trả lời tương tự.

Tình ca và tình ca đôi lứa

Xem tiếp...

Một Người Gia-Nã-Ðại và Nghệ Thuật của Phạm Duy (Bài 7) - Chân Lý

Georges Etienne Gauthier
Võ Phiến dịch (Tạp chí Bách Khoa 1970-1972)
 

    Chỉ có hiện tại là không dứt
    Erwin Schrodinger

Kẻ sáng tạo chỉ mong được thở để mà sáng tạo ! Và họ còn sống ngày nào, họ còn muốn đổi mới, muốn tái sửa chữa, muốn tái ''tái tạo'' nếu có thể, để hòa mình vào thời gian vốn là địch thủ đáng sợ nhất, trừ phi họ đáp ứng nổi cuộc thách đố bằng cách lưu lại một cái gì bất tử. Ðể mỗi lần người ta nhắc đến là mỗi lần tái sinh. Phạm Duy, như trên đã nói, vốn luôn luôn hợp lý một cách dễ sợ. Nhưng trong khi đối với kẻ khác cần phải nhiều thế hệ để nhiều phong trào phản ứng nhau thì ở Phạm Duy, cũng như ở Picasso và Stravinsky, các phản ứng diễn ra liên tiếp và đột ngột chỉ trong cúng một đời người. Ðiều này là điều cốt yếu giúp ta hiểu về diễn trình sáng tạo nơi tác giả các bài Trường Ca, diễn trình căn bản luôn luôn là sự đổi mới.

Xem tiếp...

Một Người Gia-Nã-Ðại và Nghệ Thuật của Phạm Duy (Bài 4) - Diễn Tiến Của Một Sự Nghiệp

Georges Etienne Gauthier
Võ Phiến
dịch (Tạp chí Bách Khoa 1970-1972)

Truyền thống chân chính trong những đại sự không phải là làm lại những gì người khác đã làm, mà là tìm lại được  tinh thần đã khiến thực hiện nên những đại sự ấy và sẽ khiến thực hiện nên những đại sự khác hẳn vào những thời khác.   
Paul Valéry     

Sự nghiệp ấy tự mở ra dưới mạng sao tuổi trẻ. Nhưng ở Phạm Duy, tuổi trẻ sẽ rất đặc biệt, đã là sự pha lẫn hay sự xen lẫn nhau giữa mãnh lực và tinh tế, giữa niềm vui sống và nỗi bâng khuâng, giữa suy tư và hành động. Từ buổi bình minh trong cuộc đời, những tia sáng của Cô Hái Mơ vừa báo trước một ngày sẽ đẹp, thì chính hai phần đối lập nhau của bản nhạc ấy đã nói ngay tức khắc về chàng Phạm Duy của những năm trai trẻ.

Xem tiếp...

Một Người Gia-Nã-Ðại và Nghệ Thuật của Phạm Duy (Bài 1) - Khuôn Mặt Người Nghệ Sĩ

Georges Etienne Gauthier
Võ Phiến dịch (Tạp chí Bách Khoa 1970-1972)
   
Tôi biết đến tên Phạm Duy đã năm năm nay. Bởi vì, đối với tôi, Phạm Duy thoạt tiên là một cái tên. Một cái tên với thanh âm nghe lạ tai -- đối với người Tây phương như tôi -- một cái tên của huyền thoại, thứ huyền thoại xa xăm, như thể từ thuở hồng hoang truyền về. Một cái tên mà người ta nhắc đi nhắc lại với tôi một cách nhiệt thành, và đôi khi có thoáng một chút ái ngại, dường như tiếc cho tôi không biết được tất cả ý nghĩa của cái tên ấy. Nhưng chẳng bao lâu tôi đã biết tất cả những cái đó.
    

Xem tiếp...

Những bóng hồng trong thơ nhạc: Ngày xưa Hoàng Thị...

Hà Đình Nguyên
5.6.2011

Phạm Thiên ThưĐầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc) đã từng gây xôn xao trong đời sống âm nhạc miền Nam. Cả thơ lẫn nhạc đều rất tuyệt vời...

Từ tiếng hát cao vút của Thái Thanh, những ca từ của Ngày xưa Hoàng Thị chấp chới đi vào hồn người: "Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ. Chim non lề đường, nằm im giấu mỏ. Anh theo Ngọ về, gót giày lặng lẽ đường quê...". Phải nói rằng, dạo đó thơ Phạm Thiên Thư là hiện tượng, bởi sau thành công của Ngày xưa Hoàng Thị, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thêm liên tiếp những ca khúc từ thơ Phạm Thiên Thư: Đưa em tìm động hoa vàng, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu... Người ta đua nhau tìm đọc thơ Phạm Thiên Thư - một tu sĩ Phật giáo - bởi hơi hướm thơ vừa nhuốm mùi thiền vừa vương tình trần. Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư quá hay mà thơ 4 chữ (như bài Ngày xưa Hoàng Thị) lại cũng tuyệt... Chẳng thế mà tập thơ Đoạn trường vô thanh (hậu Kiều) của ông được trao Giải nhất văn chương - thể loại trường ca (Sài Gòn - năm 1973)... Rồi người ta đoán già, đoán non cô Hoàng Thị Ngọ là ai mà có sức hấp dẫn đến thế, khiến cho người thơ đã nương cửa Phật vẫn phải vướng mùi tục lụy?

Xem tiếp...

Phạm Duy và Huế

Đặng Tiến
12.10.2010

Nhạc sĩ Phạm Duy không có quan hệ dây mơ rễ má gì với đất Huế và người Huế, nhưng xứ Thần kinh đã để lại trong nhạc phẩm anh nhiều âm hưởng và hình ảnh sâu đậm, đặc biệt sau bốn lần ghé Huế: 1944 khi đi hát rong ; 1946 sau Cách mạng Tháng 8, từ chiến khu Nam Bộ về Bắc; 1948 trong kháng chiến chống Pháp ; và 1953 khi về thành.

1948, từ chiến trường Bình Trị Thiên chống Pháp, Phạm Duy về hoạt động tại vùng địch hậu Đại Lược và nhiều đêm bí mật về gặp gỡ cán bộ, nghệ sĩ nội thành tại Vỹ Dạ, thời điểm sáng tác bài Về Miền Trung:

Ôi quê hương xứ dân gầy, ôi bông lúa,
Con sông xưa, thành phố cũ...

Xem tiếp...

Tạ ơn đời, tạ ơn anh

Nguyễn Mộng Giác
Văn Học số 21 

Lần tôi và Nguyễn Xuân Hoàng đến nhà Phạm Duy ở Midway City (mà Phạm Duy ưa dịch thành "Thi Trấn Giữa Ðàng") thực hiện một cuộc phỏng vấn, anh có trách chúng tôi viết quá bi quan. Nguyễn Xuân Hoàng vừa cho xuất bản cuốn truyện "Người đi trên mây", nên Phạm Duy trách Nguyễn Xuân Hoàng hờ hững với cuộc sống hôi hổi trước mắt. Còn tôi, anh nửa đùa nửa thật bảo đã "Ngựa nản chân bon" quá sớm.

Thú thật lúc đó tôi ậm ừ chấp nhận ý kiến của anh mà lòng ấm ức. Tôi thầm chống chế bằng lý luận rằng thế hệ chúng tôi trải qua những kinh nghiệm khác với thế hệ đi trước. Chúng tôi, những kẻ nay ở vào tuổi từ 40 đến 50, đã từng sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, bước vào tuổi trưởng thành đúng vào lúc cuộc chiến tranh lên đến hồi ác liệt nhất, chiến trường thì đẫm máu, thành thị thì xáo trộn, lòng người thì phân hóa, hoang mang. Còn nhớ thời thập niên 60, hai câu thơ Vũ Hoàng Chương tôi thích nhất là trong kịch thơ Vân Muội:
Nhớ thuở xưa chưa có ta thì đường đi thênh thênh
Kịp đến khi có ta thì chông gai mông mênh
 
Thuở đường đi thênh thênh ấy là thuở Phạm Duy. Tôi nghĩ vậy.
 

Xem tiếp...

Phạm Duy: “Đời nghệ sĩ là khóc cười cùng vận mệnh dân tộc”

Nguyễn Hoàng Linh - Đoan Trang
28.01.2009

Phạm Duy đã đưa ra nhiều chia sẻ thú vị về sự nghiệp âm nhạc của ông, cũng như của người bạn thân thiết - cố nhạc sĩ Văn Cao. Nhưng, với sự thận trọng vốn có ở một nghệ sĩ từng trải, ông tránh đề cập trực tiếp tới những khía cạnh bất cập của nền âm nhạc Việt Nam hiện nay...

* Giáo sư Trần Văn Khê từng nhận xét: "Âm nhạc Việt Nam rất tinh vi, nó là âm thanh động mà mở, không phải tĩnh mà đóng... Nghe nhạc không phải nhìn thấy đá trong vách mà là nhìn thấy một bức họa, bức thêu...". Bản thân ông cũng nói rằng dân ca và nhạc cổ truyền là cái vốn cho mỗi người nghệ sĩ, là tiếng lòng của dân tộc, nơi thể hiện sâu sắc hồn dân tộc.

Trong khi đó, chúng tôi thấy ngay vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc, người dân (qua truyền hình) vẫn nghe nhạc trẻ, nhạc quốc tế, sang trọng lắm thì nghe nhạc cổ điển phương Tây, những bản dễ nghe như Radetzky March (Strauss), Concerto Mùa xuân (Vivaldi)...

Nếu thật cổ nhạc Việt Nam có giá trị đến thế, vì sao số đông công chúng vẫn quay lưng với nó?

Xem tiếp...

30 Phút Đối Thoại Với Phạm Duy

Từ Tâm
7/8/2003



Ông lại quay về, với sự cả quyết và xác tín nhiều hơn về mối dây không thể nào dứt của mình: tình cảm của ông đối với quê hương đất nước. Một đứa con không bao giờ có thể dứt được nỗi nhớ khôn nguôi với người mẹ - nơi ông đã được kết tinh bằng máu và nước mắt, bằng nỗi đau và sự ngọt ngào, bằng tất cả tấm chân tình của niềm kiêu hãnh, rằng mình là người Việt Nam. "Tôi là người Việt Nam, tôi sống vì người dân Việt Nam, yêu thương mảnh đất Việt Nam và yêu thương tất cả mọi người Việt Nam".

PV: Thưa ông Phạm Duy, ông đã về Việt Nam bao lần rồi?

Xem tiếp...

Trên Đường Cái Quan

Bài trả lời của Phạm Duy cho Trần Văn Khê đăng trên báo Bách Khoa


Viết bài này, tôi chỉ có mục đích: viết cho những người bạn trẻ ít tuổi hơn tôi, đang học nhạc, thích sáng tác, đã theo dõi bài Con Đường Cái Quan và muốn hiểu biết thêm về nó nhất là về đường nhạc thuật. Ngoài ra tôi cũng muốn tạ ơn những bạn xa gần, từ anh Đào Sĩ Chu ở ngay Saigòn (báo Tân Phong) cho tới anh Trần Văn Khê ở mãi tận khơi chừng (1) (báo Bách Khoa) đã có lòng thương mến để tâm đến bài ca nhỏ mọn của tôi và viết bài phê bình nhận xét kỹ lưỡng. Cũng bởi vì hai anh bạn hơn tuổi tôi đã rất chú trọng đến phần nhạc thuật cho nên tôi xin phép được viết ra đây quan điểm của tôi, mục đích vẫn không ngoài sự mong mỏi được đóng góp vào việc mở rộng nhạc thức của những thanh niên hiếu nhạc vậỵ Riêng về phần nội dung của Con Đường Cái Quan, sự nhận xét của hai anh Đào Sĩ Chu và Trần Văn Khê (cũng như của một số anh em khác) đã làm cho tôi rất sung sướng. Qua ma lực yếu ớt của âm điệu và lời ca, các anh đã hiểu rõ ý của tác giả, công nhận nó và ban cho những lời khen ngợị Không nhũn nhặn một cách giả dối cũng như không hợm hĩnh một cách lố bịch, tôi xin nhận phần thưởng quí báu đó: sự cảm thông sâu sắc của bạn đồng điệụ Nhưng còn về phần hình thức...

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất