Phạm Duy

Hương Ca Phạm Duy, Những Năm 2000

Phạm Duy

Hương Ca khởi sự bởi một bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Văn, con trai của người bạn cũ mà tôi rất yêu quý là Lưu Trọng Lư, đăng trên báo Lao Động ở Saigon vào năm 1994, với nhan đề Về Thôi, đề tặng : người tình già.

Về thôi !
Người tình già ơi
Thôn nữ Chị đã qua cầu, thóc lép
Thôn nữ Em, trăng đầy, tuột khỏi chồi tay
Thôn nữ Út, lên đòng, nào biết
Khúc tình xưa, xưa ấy, xưa rồi...
. . . . . . .
Về thôi !
Làm gì có trăm năm mà đợi
Là gì có kiếp xưa mà chờ
Đất Mẹ - Đất Nàng
Con sáo sang sông tha cọng rơm vàng
Lót ổ
Mười chín năm bến cũ
Người tình già ơi ! nhớ không ?
(14/X/94)

Xem tiếp...

Người Từ Trăm Năm Về Phai Tóc Nhuộm

Huyền Chiêu
14.7.2011

Anh K thương mến,

Ra giêng, trời thật đẹp. Hôm rằm, một trận mưa rào đổ xuống tầm tã. Sau cơn mưa, nắng trong và ấm, đồng ruộng xanh hơn và gió đượm hương xuân thơm ngát.

Các con trai em đã lần lượt chào mẹ để về nơi chúng làm việc. Chồng em, theo lời rủ rê của một anh học trò cũ, đang chu du một nơi nào đó ở tận miền đồng bằng sông Cửu Long.

Ở nhà một mình rảnh rỗi, em đọc lại mấy quyển sách cũ và em cũng vừa mới xem xong đĩa hình chương trình nhạc của Phạm Duy diễn ở Sài Gòn.

Theo lời anh thì Phạm Duy đã không còn uy tín ở Hải ngoại. Ông bị mang danh là "Ông già hư hỏng". Tiểu sử của ông có quá nhiều vết mờ không cách nào tẩy xóa được

Xem tiếp...

Kiếp Lá Phận Người Trong "Đường Chiều Lá Rụng"

Nguyễn Ngọc Sơn

Nhìn lá úa rụng rơi và vờn bay trước gió như kiếp người úa tàn theo quy luật của đời sống. Hình ảnh đó đã ẩn hiện rõ ràng nhưng đầy bí ẩn của quy luật con người. Phạm Duy đã tìm và tô điểm diện mạo của qui luật đó bằng bài Đường Chiều Lá Rụng.

Thanh Lan trình bày trong băng Shotguns11


Chiếc lá vàng rơi rụng không bay thẳng vèo xuống đất mà bao giờ cũng bay bổng theo gió như chiếc thuyền hồn lướt mau. Hình ảnh chiếc lá như chiếc thuyền chở hồn lá hay là hồn người chao động trước hơi tàn của đời sống sắp kết thúc. Chút hơi tàn do gió tạo ra cho chiếc lá, phảng phất hình ảnh của hơi run thơm ngát của con người mà có lần Phạm Duy đã nói đến.

Xem tiếp...

Đường Chiều Lá Rụng

Trích từ Bàn về kỹ thuật viết nhạc trong vài ca khúc Phạm Duy của Phạm Quang Tuấn  viết trong dịp ra mắt CD Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy (Sydney, 2003)

Đường Chiều Lá Rụng ít khi được hát và được nghe, vì nó đòi hỏi nhiều ở người nghệ sĩ lẫn thính giả.

Đường Chiều Lá Rụng, Lệ Mai trình bày


Phạm Duy viết rằng

"bài Đường Chiều Lá Rụng rất khó hát so với các ca khúc khác của tôi, nét nhạc và chuyển điệu của nó khá mới lạ, cho tới nay, chỉ có Thái Thanh, Kim Tước và Quỳnh Giao hát nó mà thôi..." (Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại)

Xem tiếp...

Đêm phiêu diêu cùng nhạc Phạm Duy

Đông Yên
16.10.2011

5 ca sĩ trẻ tài năng đã mang đến cho khán giả 1 đêm nhạc cảm xúc, phiêu linh và thăng hoa.


Ấm cúng, gần gũi, phiêu linh và thăng hoa là cảm nhận của phần đông khán giả đến với phòng trà We trong đêm nhạc Phạm Duy nhân sinh nhật lần thứ 91 của ông vào tối 15-10.
 

Phạm Duy Nguyên Thảo

Xem tiếp...

Phạm Duy : thơ phổ nhạc

ĐặngTiến
5.10.2011

Phạm Duy, Bửu Chỉ
Phạm Duy, tranh Bửu Chỉ
Bộ môn Thơ đang lùi bước trong xã hội hiện đại. Đời sống đô thị nhanh bước theo nhịp tiến hóa của công nghiệp, đẩy lùi biên độ của thơ : kỹ thuật hiện đại cung cấp cho quần chúng – nhất là thanh niên – những phương tiện giải trí và truyền thông hấp dẫn và nhanh chóng hơn những bài bản vần vè trước đây – dù sao cũng gắn liền với nếp sống nông thôn.

Nhưng chất thơ lại là một phẩm chất khác của đời sống, không chỉ nhắm giải trí, nó tiềm ẩn trong tâm linh ; nó nằm dưới, nằm ngoài vần điệu. Và cần yếu cho con người mọi sắc tộc và thời đại.

Chất thay thế, hay bù đắp cho sự thất thoát của thi ca là ca khúc. Trong nghệ thuật âm nhạc, theo bén gót kỹ thuật hiện đại, ca khúc chuyển mình theo những dạng thức khác nhau.

Âu cũng là điều hợp lý. Thoạt kỳ thủy nước nào cũng vậy, thi ca bắt đầu từ hát xướng, trong tín ngưỡng, tôn giáo, giữa cung đình hay nơi công trường lao động.

Xem tiếp...

Nguyên Thảo thấy áp lực khi hát bài mới của Phạm Duy

Dạ Vũ
3.10.2011

(GDVN) - Hai ca khúc Đường chiều lá rụngTiễn em của nhạc sĩ Phạm Duy sẽ được biểu diễn lần đầu tiên trong hai đêm nhạc của ông tại phòng trà.


Phòng trà WE TP.HCM sẽ tổ chức đêm nhạc Phạm Duy nhân dịp sinh nhật của ông vào ngày 15 và 16/10 tới, lúc 21h. Sẽ có sự góp mặt của những ca sĩ nổi tiếng với chất giọng đẹp, tình cảm, “bảo chứng” cho chất lượng của đêm nhạc như: Tấn Minh, Đức Tuấn, Khánh Linh, Nguyên Thảo, Xuân Phú và Trọng Bắc.

Phạm Duy

Xem tiếp...

Ban Hợp Ca Thăng Long

Phạm Duy
trích từ Hồi Ký Phạm Duy

… Ở chung với Phạm Xuân Thái trong ít ngày rồi chúng tôi dọn nhà bằng xe thổ mộ vào Thị Nghè. Đó là một căn phố nhỏ ở ngay cạnh chợ, chỉ có hai phòng nhỏ mà chứa đủ tám người lớn và một con nít. Sau những năm chịu gian khổ của tản cư và kháng chiến, gia đình Bắc Kỳ di cư này sống những ngày ổn định đầu tiên nơi cận đô êm ả.

Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc
Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Hằng, Khánh Ngọc, Thái Thanh

Xem tiếp...

Phạm Duy trên đăng trình đến vô cực

Thụy Khuê
Paris 20-6-1993

Ðạo CaThiền Ca, hai tựa đề có tính cách song song nhưng không đồng nhất, được sáng tác trong hai bối cảnh dị biệt, cách nhau hai mươi năm. Với hai Phạm Duy khác nhau. Cả hai đều đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của Phạm Duy. Không có những yếu tố cận nhân tình như: quê hương, ca dao, dân tộc... Ðạo Ca mở đường và Thiền Ca kết thúc cuộc hành trình tìm đạo của một kẻ ngoại đạo.

Trong vòng tử sinh của kiếp người (trầm trong bể khổ), Ðạo Ca cất lời mầu nhiệm thiết tha, đưa ta vào chặng đầu của giáo lý nhà Phật. Nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư, giọng hát thiên sứ Thái Thanh hướng dẫn "chúng sinh" -từ cõi vô minh- lắng nghe số kiếp trầm luân của chính mình mà vượt trùng luân hồi, tìm về bến giác:

Xưa em là kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Anh là cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
.....
Mai sau chờ nhau nhé, đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt, chờ đợi chim hót ca...

Xem tiếp...

Phỏng Vấn Phạm Duy - 24.7.2011

Vi Thùy Linh
26.7.2011

LTS. Đây là cuộc phỏng vấn nhân dịp Phạm Duy ra Hà Nội dự chương trình nhạc "Phạm Duy - Người phiêu lãng thành công" được tổ chức ở Nhà hát Lớn Hà Nội đêm 22-23.7.2011.

...
Vóc dáng cao lớn 1m75, tóc trắng như cước, Phạm Duy vẫn toát lên vẻ phong lưu, dù cử chỉ chậm nhiều. Ông phải ngồi xe đẩy tại sân bay, cẩu lên khoang hạng C, mỗi lần ra Bắc.

Tại tầng 4 khách sạn 3 sao Hà Nội số 1 Cầu Gỗ, nhạc sĩ Phạm Duy dành cuộc trò chuyện với TT&VH trước khi rời Hà Nội sáng 24/7.

Thái Thanh hát Bà mẹ Gio Linh lần nào cũng khóc

* Ông từng ưng ý nhất hai ca sĩ Thái Thanh và Duy Quang hát nhạc Phạm Duy. Đức Tuấn là thế hệ kế tiếp, làm khán giả cảm động và bất ngờ khi hát Bà mẹ Gio Linh trong nước mắt...

- Thái Thanh (em gái bà Thái Hằng - vợ Phạm Duy - 78 tuổi, hiện đang sống tại California, có con gái là ca sĩ Ý Lan) trước đây hát bài này lần nào cũng khóc. Mỗi ca sĩ có một nét đặc biệt riêng. Các cháu trẻ hát nhạc tôi, tôi thấy vui và trân trọng.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất