2. Tân Nhạc

2. Tân Nhạc

“Ngày về” với Hoàng Giác, nơi tôi có được


Nhạc sĩ Hoàng Giác và phu nhân, Bà Kim Châu

Nếu gặp gỡ mà tôi có được với bà quả phụ Huy Cận, là một gặp gỡ “Ngậm Ngùi”, vì sự ra đi vĩnh viễn của tác giả “Lửa Thiêng”, thì cuộc gặp gỡ tôi có được với tác giả những ca khúc đã trở thành bất tử, như “Mơ Hoa”, “Ngày Về”, “Quê Hương”, “Khúc Hát Thương Binh”...lại là một gặp gỡ đầm ấm, hạnh phúc trong căn nhà nằm sâu một con ngõ phố cổ, Hà Nội, Hàng Bạc.
 
Tôi nghĩ, cảm nhận của tôi tối thiểu cũng đã không sai, trước nụ cười, vẻ rạng rỡ, nét sang cả, phong cách khuê các không bị thời gian ác độc, lấy đi khỏi gương mặt, giọng nói của bà Kim Châu. Người phụ nữ hoa khôi nổi tiếng một thời của Hà Thành. Người bạn đời như một chiếc phao cưu mang nhạc sĩ Hoàng Giác trên dưới sáu mươi năm. Người đàn bà hương sắc một thời, đã mở rộng vòng tay đón tôi…

Chuyện nhỏ, tháng 12

Tuấn Khanh
22/12/2020

Tháng 12, làm nhớ thật nhiều điều, nhớ cả những người đã mất.

Tôi chứng kiến tháng 12 lần lượt đưa hai người mình yêu mến về với trời xanh: Nhạc sĩ Việt Dzũng - một người anh với nhiều kỷ niệm khó quên, và Duy Quang, giọng ca đã dẫn dắt tuổi hoa niên của tôi dạo chơi trong khu vườn thơ mộng, và đến với âm nhạc Phạm Duy từ thuở nhỏ.


Ca sĩ Duy Quang

Xem tiếp...

'Chúng tôi sẽ nhớ mãi về 'Thằng Hèn Vĩ Đại'

BBC
12/8/2018

Tô Hải
Nhạc sĩ Tô Hải của nhạc phẩm 'Nụ cười Sơn cước' được biết đến nhiều sau tác phẩm phản tỉnh của ông 'Hồi ký một thằng hèn'


Tin cho hay, nhạc sỹ lão thành Tô Hải, nhà bất đồng chính kiến được biết đến nhiều quá cuốn sách 'Hồi ký của một thằng hèn' qua đời tại Sài Gòn hôm 11/8/2018 sau một thời gian dài lâm bệnh, hưởng thọ 91 tuổi.

Nhạc sỹ Tô Hải tên đầy đủ là Tô Đình Hải, sinh năm 1927, trước đó từng được biết đến là một nhạc sỹ đa phong cách, có nhiều sáng tác thuộc nhiều thể loại nhạc từ lãng mạn, tới nhạc giao hưởng, nhạc phim, nhạc k v.v..., nhưng nổi bật một thời là thể loại 'nhạc đỏ, nhạc cách mạng'.

Xem tiếp...

‘Đêm Nhớ Về Sài Gòn’- nỗi khao khát có người tri âm

Ngọc Lan
17/4/2018


WESTMINSTER, California (NV) – Người ta vẫn nói “Nghe nhạc là nghe theo tâm trạng.” Có bài khi nghe mình thấy lòng chùng chình bao cảm xúc. Lúc khác, cũng bài đó, nhưng mình nghe với lòng bình thản, an nhiên hơn. Tuy vậy, có những ca khúc mà bất cứ lúc nào vang đến bên tai, tôi cũng đều cảm thấy mình trở nên thẫn thờ, bồng bềnh trong những nỗi niềm khó tả. “Đêm Nhớ Về Sài Gòn” của Trầm Tử Thiêng là một trong những bài hát có ma lực ấy.

Xem tiếp...

‘Người tình’ Gia Long, Trưng Vương… trong các ca khúc

Cát Linh
22/5/2016


Nữ trung học Gia Long, Sài Gòn.

Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh là những trường nữ trung học nổi tiếng ở Việt Nam trước năm 1975.

Rất nhiều những tản văn, thơ được viết lên trong đó nhắc đến tên những ngôi trường một thời là niềm tự hào cho những người được ngồi dưới mái trường ấy. Âm nhạc cũng thế. Gia Long, Trưng Vương, hay trường Văn khoa, trường Luật xuất hiện trong một số nhạc phẩm trước năm 1975.

Xem tiếp...

‘Nhạc Vàng’, di sản trường tồn của Việt Nam Cộng Hòa

Ngọc Lễ
31/10/2019



Nhạc Vàng mà sự thịnh hành của nó gắn liền với miền Nam Việt Nam trước 1975 giúp cho khán thính giả ngày nay sống lại thời Việt Nam Cộng hòa và có thể được xem là di sản có sức sống nhất của chế độ đã qua, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây ở tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Nhạc Vàng là tên thường gọi của thể loại nhạc được sáng tác và trình diễn dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Ngoài tên gọi này, một phần của nó còn được gọi là ‘nhạc sến’ hay ‘nhạc boléro’, dựa trên thể điệu và lời ca.

Xem tiếp...

"Sao" kiếm tiền "như nước" vẫn chưa giàu?

Minh Minh
11.9.2011

Kiếm không ít tiền, nhưng "sao" tiêu tiền cũng như rác. Họ sẵn sàng chi những số tiền "khủng" không chỉ để thể hiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn để duy trì độ "hot" của mình.

Kiếm tiền dễ như "sao"

Còn nhớ cách đây mấy năm khi nghe tin ca sỹ Quang Linh có tài sản cỡ khoảng 4 tỷ đồng, rất nhiều người trầm trồ than phục và cả ghen tỵ. "Hát có mấy bài mà sao nhiều tiền thế!". Không riêng gì Quang Linh mà cả những tên tuổi "vang bóng một thời" như Lam Trường, Đan Trường, Phương Thanh...cũng nổi tiếng với mức cát xê ngất ngưởng không bao giờ dưới 7 số 0. Thấy "sao" nhiều tiền quá sợ "xài" không hết cũng...uổng nên luật thuế ra đời nhằm tạo "cơ hội" cho các "sao" góp phần cống hiến công sức và tiền bạc (dĩ nhiên!) sau khi đã tận thu.

Xem tiếp...

"Thuyền Viễn Xứ" trong tâm thức hoài hương

Đào Trường Phúc
12.3.2012

Một thi sĩ lừng danh của nước Mỹ ở thế kỷ 19 là Henry W. Longfellow đã để lại trên 10 tập thơ, trong đó có những câu thơ bất hủ mà cho tới nay vẫn còn được nhiều người trích dẫn mỗi khi nói đến tâm thức hoài hương. Đại ý đoạn thơ viết rằng hoài hương "là một nỗi buồn nhớ mênh mang mà không phải là sự đau đớn", và nếu ta nghĩ tâm trạng hoài hương cũng giống như niềm sầu khổ thì chẳng khác nào ta thấy "một màn sương muối giống như một màn mưa giăng".

Xem tiếp...

2011: V-pop không còn “chán”?

Lan Anh
18.2.2011

Hộp thư facebook của tôi nhận được một lá thư viết rất tâm huyết. Tác giả bức thư chia sẻ với tôi về những phát ngôn rất hùng hồn của rất nhiều diva, nhà sản xuất uy tín tại Việt Nam sau hiện tượng năm 2010 – Vietnam Idol. Từ những phát ngôn ấy, liệu có thành sản phẩm đáp ứng được mong mỏi của mọi người?

"Danh" và "Lợi"

Trước hết hãy tự hỏi rằng, điều gì khiến cho những người có tâm và có tài trong làng showbiz "ngủ đông" và chán chường?
Đó là thị hiếu. Họ không bắt nhịp được với sự xô bồ của làng âm nhạc và không thể hòa lẫn trong môi trường có quá nhiều bất cập. Đánh đồng mọi giá trị và thiếu những thước đo khiến công sức nếu bỏ ra của họ thực sự là hoang phí.

Xem tiếp...

30 Tháng 4, Mẹ (Không Huyền Thoại), Và Nhạc Trịnh

Hoài Phi
30/4/2009



Bố kể, tối 30 tháng Tư 1975, bố mẹ đưa tôi “đi chơi Bờ Hồ” và mua bóng bay. Trong khi tôi đang bay bổng với niềm vui của một đứa trẻ sống thời bao cấp bỗng một lúc có những mấy quả bóng bay, và trong khi mọi người xung quanh cười nói rộn ràng, bố thấy hoang mang. “Hòa bình ập tới phũ phàng, choáng váng đất trời và xiêu đảo lòng người, gây bàng hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là mừng vui.”[1] Khi đó, đại gia đình người Nam kẻ Bắc của bố chưa (và một số sẽ không) được “Nối vòng tay lớn”[2], cũng chưa biết “Gia tài của mẹ”[3] còn/mất những gì. Nhưng bố biết, từ đây mọi sự sẽ khác xưa. Khác như thế nào, bố không hình dung nổi.

Xem tiếp...

Đăng Nhập/Xuất